Ngôn Ngữ K33 - Đại Học Khoa Học - ĐH Huế
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngôn Ngữ K33 - Đại Học Khoa Học - ĐH Huế

Ngôi nhà của lớp Ngôn Ngữ K33 Đại Học Khoa Học - ĐH Huế. Niên Khóa 2009 - 2013. Chào đón các bạn!
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tình Yêu Và Đôi Dòng Suy Nghĩ ^^
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptyThu Apr 21, 2011 11:23 pm by nhokpin_vanvuong

» girl ngôn ngữ k33 ne`. xinh tuyệt!!!
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptyFri Feb 04, 2011 8:18 pm by Admin

» co so ngon ngu hoc
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptyMon Jun 28, 2010 11:05 am by Admin

» Gặp nhau cuối năm 2009 ( hot)!!!
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptyThu Jun 24, 2010 8:06 pm by van vuong_bo doi

» Đề cương ôn tập học phần "Môi trường và phát triển" học kỳ II, năm học 2009-2010 dành cho các nhóm tín chỉ trường Đại học Khoa học Huế.
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptyThu Jun 17, 2010 8:35 am by Admin

» Đề cương "những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mac lê nin 2
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptyTue Jun 15, 2010 9:29 am by Admin

» Tài liệu môn Môi trường và phát triển
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptySat Feb 27, 2010 9:24 pm by Admin

» Như nhau cả
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptyWed Feb 03, 2010 11:58 am by Admin

» 20 năm nữa con gái sẽ "đắt hàng"
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptyWed Feb 03, 2010 11:56 am by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Tin Giáo Dục
Affiliates

 

 NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH

Go down 
Tác giảThông điệp
ngonnguk30




Tổng số bài gửi : 2
Join date : 07/11/2009

NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH Empty
Bài gửiTiêu đề: NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH   NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH EmptySat Nov 07, 2009 7:52 pm

1. Ngôn ngữ học đại cương :

Một số vấn đề chung của ngôn ngữ và ngôn ngữ học : Giới thiệu đối tượng, nhiệm vụ của ngôn ngữ học đại cương. Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ .

Các nguyên lý ngôn ngữ : Nguyên lý về tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ. Nguyên lý về bản chất xã hội của tín hiệu ngôn ngữ. Nguyên lý về tính bất biến và tính khả biến của tín hiệu ngôn ngữ. Nguyên lý về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói .

Cấu trúc - hệ thống và các đơn vị ngôn ngữ : Khái niệm về hệ thống và tính hệ thống của ngôn ngữ. Khái niệm cấu trúc và các mối quan hệ trong ngôn ngữ (quan hệ cấp bậc, quan hệ ngữ đoạn, quan hệ liên tưởng). Các đơn vị ngôn ngữ xét theo cấp bậc và theo các bình diện của ngôn ngữ. Âm vị. Hình vị. Từ. Câu. Văn bản .

Phân loại các ngôn ngữ trên thế giới theo nguồn gốc và theo quan hệ họ hàng : Lịch sử vấn đề. Cơ sở phân loại. Kết quả phân loại.

Lịch sử phát triển các học thuyết, các khuynh hướng trong ngôn ngữ học từ thời cổ đại đến nay .



2. Các trường phái ngôn ngữ học Âu châu :

Lý thuyết ngôn ngữ học của Saussure

- Đối tượng của ngôn ngữ học và bản chất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hình thức chứ không phải là chất liệu .

- Ngôn ngữ học như một hệ thống ký hiệu. Tính võ đoán của ký hiệu. Khái niệm giá trị. Khái niệm cấu trúc .

- Ngôn ngữ và lời nói. Trục đối vị và trục kết hợp. Tôn ty trong ngôn ngữ .

- Tâm lý luận và Nội tại luận trong học thuyết của Saussure .

- Vị trí của Sausure trong nền ngôn ngữ học hiện đại. Những sự thay đổi trong lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại so với những nguyên lý của Saussure. Những bài học thực tiễn .

Trường Praha và ngôn ngữ học chức năng : Những luận điểm chính của trường phái về tính quan yếu ngôn ngữ học. Âm vị học Praha, Trubetzkoy và Jakobson, A.Martinet. Khái niệm “hữu chí”. Lý thuyết phân đoạn thực tại và ảnh hưởng của nó hiện nay .

L.Hjelmslev và trường phái Copenhague .





2.3. Ngôn ngữ học miêu tả Mỹ và ngữ pháp tạo sinh : L.Bloomfield, Z.Harris, N.Chomsky :

Quan điểm ngôn ngữ học của L. Bloomfield : Hành vi luận. Phương pháp phân bố. Các cấp độ cấu trúc, các cấp độ phân tích và các cấp độ miêu tả .

Zellig Harris : Phương pháp phân bố và phép biến đổi : Methods in Structural Linguistics (1951); Ngữ pháp các tác tử : A grammar of English on Mathematical Principles (1982) .

Noam Chomsky : Cấu trúc lôgích của ngôn ngữ : The logical structure of Linguistic Theory (1955); Ngữ pháp biến đổi giai đoạn I : Syntactic structures (1957). Cơ chế tạo sinh trong ngôn ngữ; Quy tắc viết lại; Phép biến đổi. Ngữ pháp biến đổi giai đoạn II hay là “Lý thuyết chuẩn” (Standard Theory) : Aspects of the theory of syntax (1965). Những vấn đề ngữ nghĩa; Cấu trúc nổi và cấu trúc chìm; Thành tựu và những điều nan giải. Ngữ pháp biến đổi giai đoạn III hay là “Lý thuyết chuẩn mở rộng” (Revised standard theory) .



2.4. Ngôn ngữ học sau Chomsky :

Những vấn đề nan giải trong ngữ pháp tạo sinh. Những vấn đề về ngữ pháp - ngữ nghĩa .

Ngữ pháp cách của Ch.Fillmore (Fillmorean case grammar) : Các vai nghĩa .

Ngữ nghĩa học tạo sinh (Generative semantics) : George Lakoff; James D.McCawley. Vấn đề cấu trúc chìm : hàm và đối trong phân tích và biểu hiện ngữ nghĩa của câu .

Ngữ pháp Montague .

Cấu trúc đề - thuyết trong ngôn ngữ .

Ngữ pháp phổ quát.



2.5. Các trường phái ngôn ngữ học Nga :

Tác giả và tác phẩm, những luận điểm chính về ngôn ngữ học: Potevnja (1835 - 1891).

Trường Matxcơva: tác giả, tác phẩm và những luận điểm chính - Ba tác giả: Sakhmatov, Pescovski, Fortunatov .

Trường Kazan: tác giả và tác phẩm và những luận điểm chính về ngôn ngữ học: Baudouin de Courtenay, Krusevski, Bogoradixski .

Trường phái Đông phương học Nga: Polivanov và Dragunov.





2.6. Phương pháp so sánh lịch sử và phương pháp so sánh loại hình:

Về phương pháp so sánh lịch sử: Những tiền đề chuẩn bị cho sự xuất hiện của phương pháp so sánh lịch sử. Sự ra đời của phương pháp so sánh lịch sử là một bước tiến lớn trong lịch sử của khoa học về ngôn ngữ. Các giai đoạn phát triển của phương pháp so sánh lịch sử. Những nhà ngôn ngữ học tiêu biểu và những vấn đề được đặt ra trong mỗi giai đoạn. Phương pháp so sánh lịch sử và các ngôn ngữ phương Đông .

Về phương pháp so sánh loại hình : Những nhiệm vụ và những phương pháp tiếp cận ngôn ngữ theo phương pháp so sánh loại hình. Vị trí loại hình học so sánh trong các chuyên ngành ngôn ngữ học. Khái niệm về loại (type - loại hình) trong ngôn ngữ học. Những nhiệm vụ của loại hình học so sánh và các dạng nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm loại hình học so sánh. Hệ thống thủ pháp nghiên cứu so sánh loại hình ứng dụng vào các lĩnh vực (các bậc) khác nhau của cấu trúc ngôn ngữ, ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng - ngữ nghĩa.

Các phương pháp so sánh lịch sử, so sánh loại hình và những ứng dụng của chúng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam. Các vấn đề nguồn gốc lịch sử các ngôn ngữ và quan hệ dòng họ của các ngôn ngữ trong tập hợp ngôn ngữ ở Việt Nam. Các vấn đề về biến đổi ngôn ngữ ở Việt Nam trong quá trình lịch sử. Sự tiếp xúc ngôn ngữ và những tác động do tiếp xúc ngôn ngữ đối với quá trình biến đổi các ngôn ngữ trong tập hợp ngôn ngữ Việt Nam. Những hiện tượng phát triển ngôn ngữ theo hướng qui tụ và vấn đề khu vực liên minh ngôn ngữ. Hai hướng tiếp cận (so sánh lịch sử và so sánh loại hình) tập hợp ngôn ngữ Việt Nam và vấn đề lý luận ngôn ngữ học đại cương .



2.7. Ngữ âm học lịch sử Tiếng Việt :

Lịch sử ngữ âm Tiếng Việt. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử Tiếng Việt. Vấn đề nguồn gốc Tiếng Việt. Lịch sử ngữ âm Tiếng Việt. Ngữ âm giai đoạn tiền Việt - Mường. Giai đoạn Việt - Mường chung (khoảng thế kỷ X) Những diễn biến từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII. Những diễn biến từ thế kỷ XVII đến nay. Ngữ âm học và các vấn đề ngữ âm học ứng dụng. Những đặc tính âm học và thụ cảm lời nói. Cấu trúc âm học của lời nói. Các đơn vị của lời nói. Những đặc điểm thụ cảm các đơn vị của lời nói. Tổng hợp tiếng nói .



2.8. Âm vị học và những vấn đề về âm vị học trong Tiếng Việt :

- Dẫn luận : Âm vị học với tính cách là một bộ môn của ngôn ngữ học cấu trúc và chức năng. Cấu trúc âm vị học của một ngôn ngữ qui định cách tri giác ngữ âm của người bản ngữ .

- Lý thuyết âm vị học : Khái niệm âm vị. Những cách định nghĩa duy thực và những cách định nghĩa duy danh (so sánh quan điểm của các trường phái lớn). Ảnh hưởng của tri thức luận đối với phương pháp phân tích và chọn giải pháp âm vị học .

- Thủ thuật phân tích âm vị học cổ điển : Xác định thế đối lập âm vị học trong một chu cảnh đồng nhất hoặc tương đương (các cặp tối thiểu hay gần đồng âm). Lập bảng phân bố để phát hiện những thế phân bố bổ sung và những biến thể kết hợp của một âm vị. Giải thuyết âm vị học (nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm, một hay hai âm vị, v.v...). Hình âm vị học (các hình âm vị và siêu âm vị). Các chuẩn tắc lựa chọn giải pháp tốt nhất .

- Các vấn đề âm vị học Việt Nam : Vấn đề đơn vị âm vị học cơ bản của Tiếng Việt. Am vị trong các ngôn ngữ âm tiết tính. Thanh điệu và trọng âm trong Tiếng Việt. Vai trò ngữ pháp của trọng âm trong Tiếng Việt. Cương vị ngôn ngữ học của tiếng.



2.9. Chữ viết và lịch sử chữ viết ở Việt Nam :

Sự xuất hiện của chữ viết ở buổi bình minh của lịch sử loài người. Lý do sáng tạo chữ viết. Quá trình hình thành chữ viết. Các loại hình chữ viết .

Chữ Hán : Niên đại xuất hiện của chữ Hán và các dạng chữ Hán. Phương thức cấu tạo chữ Hán. Các phương pháp chú âm chữ Hán.

Chữ Hán ở Việt Nam : Vấn đề chữ viết của người Việt Nam ở buổi đầu dựng nước. Chữ Hán du nhập và tồn tại ở Việt Nam. Sự hình thành âm Hán Việt .

Chữ Nôm : Niên đại xuất hiện của chữ Nôm. Phương thức cấu tạo chữ Nôm. Quá trình diễn biến của chữ Nôm .

Chữ Quốc ngữ : Việc sáng tạo chữ Quốc ngữ. Quá trình hoàn thiện và phát triển của chữ Quốc ngữ .



2.10. Từ vựng học - Từ nguyên học và Thành ngữ học :

Các vấn đề cơ bản của từ vựng học - từ nguyên học : Vị trí của từ nguyên học trong toàn bộ khoa học về ngôn ngữ. Sự giải thích nội dung và hình thức của từ trong phạm vi từ nguyên học và sự giải thích từ ngoài phạm vi từ nguyên học. Từ nguyên học nhân dân và từ nguyên học. Từ giác độ giải thích nghĩa của từ để minh định ranh giới từ. Đối tượng chủ yếu của từ nguyên học. Quan hệ tương tác giữa quan điểm chức năng và quan điểm lịch sử trong việc giải thích từ. Phương pháp so sánh lịch sử và phương pháp từ nguyên học.

Các vấn đề từ vựng - từ nguyên Tiếng Việt : Quan điểm “mỗi âm tiết là một từ” xét theo bình diện chức năng và bình diện lịch sử (đúng hay sai). Phương pháp tiếp cận từ Tiếng Việt và từ giác độ từ nguyên học. Vấn đề từ mượn trong Tiếng Việt. Bề rộng và chiều sâu của từ mượn Hán. Về những âm tiết “một nghĩa” vốn là từ mượn hay từ gốc Nam Á ? Về những từ đơn tiết ngoài từ mượn vấn đề từ tộc phổ hệ và từ tộc đương đại .

Ranh giới thành ngữ : những tính chất cơ bản của thành ngữ, thành ngữ và từ ghép, thành ngữ và cụm từ tự do, các quan điểm hẹp và rộng về thành ngữ, biến thể thành ngữ và thành ngữ song thức, thành ngữ bậc 1 và thành ngữ bậc 2 .

Nghĩa của thành ngữ, thành ngữ định danh và thành ngữ giao tiếp; phân loại thành ngữ định danh theo mức độ kết dính ngữ nghĩa, nghĩa tự do và nghĩa hạn chế của thành ngữ; hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa và trái nghĩa của thành ngữ; thành ngữ thuật ngữ .

Cấu trúc của thành ngữ - thành ngữ có cấu trúc tương đương với cụm từ và với câu, quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố và các vế trong thành ngữ, các mô hình cấu trúc của thành ngữ .

Đặc trưng của từ vựng - ngữ pháp của thành ngữ .

Thuộc tính phong cách - biểu cảm của thành ngữ .

Nguồn gốc thành ngữ - thành ngữ thuần Việt và thành ngữ vay mượn, thành ngữ cũ và thành ngữ mới .

Hoạt động của thành ngữ trong lời nói .

Các loại từ điển thành ngữ và phương pháp biên soạn .



2.11. Ngữ nghĩa học và ngữ dụng học :

Phần I. Ngữ nghĩa học

Những khái niệm cơ bản .

Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu .

Ngữ nghĩa học lôgích .

Ngữ nghĩa học cấu trúc I : Những trường nghĩa .

Ngữ nghĩa học cấu trúc II : Những quan hệ ngữ nghĩa .

Ngữ nghĩa và ngữ pháp .

Phần II. Ngữ dụng học .

Sơ lược về lịch sử ngữ dụng học .

Ngữ dụng học. Khuynh hướng ban đầu : Các ký hiệu chỉ định .

Peirce và Bar-Hillell .

Ngôn ngữ học hệ thống và ngôn ngữ học lời .

Ngôn ngữ học lời : Vai trò của chủ thể phát ngôn .

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn .

Ngôn ngữ học của lời. Vai trò của ngữ cảnh .

Khái niệm tiền giả định .

Các hành vi ngôn ngữ : Austin và Searle .

Chiến lược giao tiếp .

- Quy luật hội thoại : P.Grice

- Lý thuyết lập luận : O.Ducrot & Anscombre

- Tương tác giao tiếp : Kerbrat - Orechioni

Những thế giới có thể



2.12. Ngữ pháp chức năng :

Những nguyên lý khái quát của ngữ pháp chức năng : Ba bình diện của mô hình phân tích ký hiệu theo C.Peirce, C.Morris, F.Danes. Quan hệ giữa nghĩa học và dụng học theo các quan điểm của J.L.Austin, J.R.Searle và P.Grice .

Câu Tiếng Việt và cấu trúc cú pháp của nó : Sự tương ứng một đối một giữa cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc lôgích ngôn từ. Cấu trúc đề thuyết và cấu trúc thông báo. Tại sao trong Tiếng Việt không có sự ly khai giữa Đề và chủ ngữ. Chủ đề và khung đề. Những thuộc tính ngữ pháp của đề. Chữ thì và những cách đánh dấu khác của biên giới đề thuyết. Các kiểu câu chia theo số bậc cấu trúc đề thuyết : câu đơn và câu phức hai, ba, bốn, năm bậc đề thuyết. Câu đặc biệt : câu-từ và từ -câu. Cách tình thái hóa câu. Đề giả và thuyết giả .

Nghĩa của câu. Cấu trúc tham tố. Tình thái : Phân loại câu theo sự tình. Tiêu chí Động và Chủ ý. Hạt nhân vị ngự và các tham tố. Diễn tố và chu tố. Các vai nghĩa và cách đánh dấu chức năng cú pháp. Các tình thái nhận thức và nghĩa vụ. Các hình thái chủ quan. Các từ tình thái : vị từ tình thái và từ tình thái cuối câu. Các từ tình thái khác. Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn : tiền giả định và hàm ý .

Nghĩa và sở chỉ của phát ngôn : Sở chỉ là gì. Danh từ có và không có sở chỉ. Những đơn vị ngôn ngữ không có nghĩa khái niệm mà chỉ có sở chỉ : các từ trực chỉ (deictic), các hình vị và các tên riêng. Nghĩa mệnh đề và lực ngôn trung. Lực ngôn trung trực tiếp và gián tiếp. Phép suy diễn. Hàm ngôn hội thoại. Tương phản. Tiêu điểm. Nền. Cái cho sẵn và cái mới. Ý nghĩa luận cứ .

Phân tích ngữ đoạn. Từ loại : Ngữ đoạn - đơn vị cú pháp cơ bản. Ngữ đoạn nội tâm và cách xác định trung tâm của nó. Trung tâm của danh từ và vị ngữ. Danh ngữ. Hai loại danh từ khác nhau dứt khoát về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tính quyết định của sự khác nhau đó đi với cấu trúc của danh ngữ. Vị ngữ. Trung tâm tình thái của vị ngữ. Cần phân định từ loại theo chức năng của ngữ đoạn mà nó là trung tâm .





2.13. Ngôn ngữ học văn bản - Các vấn đề lý thuyết, phương pháp và ứng dụng :

Những vấn đề chung về ngôn ngữ học văn bản. Lịch sử phát triển. Đối tượng của ngôn ngữ học văn bản. Về những đặc điểm và sự phân loại các tác phẩm lời nói. Cách tiếp cận tổng hợp. Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học được vận dụng và khả năng sử dụng kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học liên ngành vào ngôn ngữ học văn bản. Phân tích cấu trúc văn bản. Đơn vị của văn bản. Các đơn vị trên câu: văn bản, luận văn. Cú pháp văn bản. Ngữ cảnh. Ngôn ngữ học văn bản và các vấn đề ứng dụng trong Tiếng Việt. Các vấn đề ứng dụng ngôn ngữ học văn bản trong giảng dạy, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình. Các vấn đề ngôn ngữ học văn bản và những ứng dụng trong lĩnh vực sản sinh và phân tích văn bản thuộc các phong cách khác nhau. Các vấn đề ứng dụng ngôn ngữ học văn bản trong lĩnh vực khác. Các khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp văn bản hiện nay .



2.14. Từ điển học :

Nhiệm vụ của từ điển học. Mối quan hệ giữa từ điển học và từ vựng - ngữ nghĩa học. Những vấn đề lý thuyết ngôn ngữ học liên quan tới từ điển học, phong cách học, ngữ pháp học. Phân loại các kiểu từ điển, đặc trưng từng loại từ điển. Vấn đề phân tích nghĩa tố và việc mô tả từ điển một thứ tiếng (từ điển giải thích). vấn đề giải tín hiệu ngôn ngữ trên cơ sở tính tương hợp ngữ nghĩa và việc mô tả từ điển hai thứ tiếng. Thủ thuật mô tả từ điển một thứ tiếng và hai thứ tiếng. Các loại từ điển học tập và cách biên soạn .



2.15. Lôgích và ngôn ngữ :

Những loại lôgích mà nhà ngôn ngữ học cần biết :

- Lôgích mệnh đề .

- Lôgích vị từ .

- Lôgích tình thái .

- Lôgích đa trị và lôgích mờ .

Lôgích và một số vấn đề ngôn ngữ học .

- Khái niệm tiền giả định .

- Lý thuyết hành vi ngôn ngữ .

- Lý thuyết hội thoại .

Lôgích và tiếng Việt .

- Lôgích các từ hư .

- Lôgích và sự phủ định

- Lôgích và tục ngữ, thành ngữ .

- Những vấn đề lôgích trong tri nhận không gian của người Việt .

- Lôgích và vấn đề miêu tả cấu trúc câu .



2.16. Ngôn ngữ văn chương và phong cách học :

Ngôn ngữ văn chương và các vấn đề ngôn ngữ văn chương Việt Nam. Khái niệm ngôn ngữ văn chương. Các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ văn chương Việt Nam. Ngôn ngữ văn chương Việt Nam trong ca dao, tục ngữ. Ngôn ngữ văn chương Việt Nam trong thơ cổ. Ngôn ngữ văn chương Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Ngôn ngữ thơ mới 1930-1945. Ngôn ngữ truyện ngắn, tiểu thuyết 1930-1945. Ngôn ngữ văn chương Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ văn chương Việt Nam. Các khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn chương Việt Nam. Quan niệm “Văn” trong văn chương của các nho gia Việt Nam. Quan niệm về “lời văn” của Phan Kế Bính, Dương Quảng Hàm. Phê bình ngôn ngữ thơ : Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam”. Phê bình ngôn ngữ tiểu thuyết của Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại”. Các nhà văn Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám bàn về ngôn ngữ văn chương. Giới ngữ học Việt Nam nghiên cứu ngôn ngữ văn chương trong các cuốn sách : Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học (Đái Xuân Ninh), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc), Ngôn ngữ thơ (Nguyễn Phan Cảnh). Các vấn đề hiện nay của nghiên cứu ngôn ngữ văn chương Việt Nam .



2.17. Phương pháp lượng trong ngôn ngữ học :

Phương pháp thống kê và ngôn ngữ học. Các hướng nghiên cứu. Tổ chức nghiên cứu thống kê ngôn ngữ và lời nói. Ước lượng và cách đánh giá các kết quả thống kê. Định luật phân bố nhị thức. Định luật phân bố chuẩn. Phương pháp phân tích thống kê kiểm định “khi bình phương”. Cách so sánh hai số trung bình. Qua thống kê, xác định “sự tương quan” giữa các đại lượng giữa các đối tượng thống kê .



2.18. Ngôn ngữ học và lý thuyết dịch :

Những vấn đề tổng quát của môn lý thuyết dịch : Đối tượng nghiên cứu của môn lý thuyết dịch. Các trường phái về lý thuyết dịch đương thời và bản chất của dịch thuật. Những mối quan hệ ngữ nghĩa, cú pháp và dụng học trong dịch thuật. Những cấp độ của sự tương đương và khái niệm về một bản dịch “hoàn chỉnh” .

Những vấn đề về ngữ pháp : Những tương đương về những phương thức ngữ pháp trong dịch thuật. Sự chuyển hóa ngữ pháp trong dịch thuật

Những vấn đề về từ vựng : Sự khác nhau về ngữ nghĩa giữa các ngôn ngữ. Cách dịch các từ nhiều nghĩa, các từ không có sự tương đương về nghĩa giữa hai ngôn ngữ. Cách chuyển đạt những ý nghĩa biểu cảm và những ý nghĩa về văn phong. Cách dịch các cụm từ cố định. Cách chuyển hóa từ vựng trong dịch thuật .

Dịch và một số vấn đề về văn phong .



2.19. Ngôn ngữ học và văn hóa học :

Những khái niệm chung về văn hóa học. Quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa và việc nghiên cứu chúng .

Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ. Những vấn đề ngôn ngữ học trong nghiên cứu văn hóa. Những vấn đề văn hóa học trong nghiên cứu ngôn ngữ .

2.20. Ký hiệu học :

Thế nào là ký hiệu học. Giao tiếp và ký hiệu. Các loại ký hiệu. Ký hiệu ngôn ngữ và những loại ký hiệu khác. Ký hiệu học và ngôn ngữ học. Lịch sử ký hiệu học :

- F. de Saussure

- Ch. Peirce

- L. Hjelmslev

Những trường phái ký hiệu học. Ký hiệu học ứng dụng : Greimas, Propp, Eco, Barthes .



2.21. Những vấn đề mới trong ngôn ngữ học :

Chuyên đề này do nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam trình bày nhằm giới thiệu những khuynh hướng mới và thành tựu mới trong ngôn ngữ học hiện đại .

Trong những năm gần đây nhất sẽ giới thiệu :

1. Ngôn ngữ học tri giác (Cognitive Linguistics) .

2. Lý thuyết nguyên mẫu trong ngữ nghĩa học (Prototype Semantics)

3. Những khuynh hướng cú pháp - ngữ nghĩa .



2.22. Ngôn ngữ học đối chiếu :

Ngôn ngữ học đối chiếu (hay phân tích đối chiếu) và sự đóng góp của nó và lý thuyết ngôn ngữ học .

Dụng pháp đối chiếu là bước phát triển mới của ngôn ngữ học đối chiếu - là sự đóng góp của ngôn ngữ học đối chiếu vào lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng .

Tiếng Việt như ngôn ngữ thứ nhất và như ngôn ngữ thứ hai : hai cách tiếp cận một đối tượng nghiên cứu .

Vài nét về các phương pháp dạy ngoại ngữ và dụng pháp đối chiếu .

Kết luận chung. Dụng pháp đối chiếu, vấn đề dạy học ngôn ngữ thứ hai và một số lĩnh vực lý thuyết ngôn ngữ học liên hệ .
Về Đầu Trang Go down
 
NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngôn Ngữ K33 - Đại Học Khoa Học - ĐH Huế :: .::.Góc HỌc Tập .::. :: Các Môn Chuyên Ngành-
Chuyển đến