Ngôn Ngữ K33 - Đại Học Khoa Học - ĐH Huế
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngôn Ngữ K33 - Đại Học Khoa Học - ĐH Huế

Ngôi nhà của lớp Ngôn Ngữ K33 Đại Học Khoa Học - ĐH Huế. Niên Khóa 2009 - 2013. Chào đón các bạn!
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Tình Yêu Và Đôi Dòng Suy Nghĩ ^^
co so ngon ngu hoc EmptyThu Apr 21, 2011 11:23 pm by nhokpin_vanvuong

» girl ngôn ngữ k33 ne`. xinh tuyệt!!!
co so ngon ngu hoc EmptyFri Feb 04, 2011 8:18 pm by Admin

» co so ngon ngu hoc
co so ngon ngu hoc EmptyMon Jun 28, 2010 11:05 am by Admin

» Gặp nhau cuối năm 2009 ( hot)!!!
co so ngon ngu hoc EmptyThu Jun 24, 2010 8:06 pm by van vuong_bo doi

» Đề cương ôn tập học phần "Môi trường và phát triển" học kỳ II, năm học 2009-2010 dành cho các nhóm tín chỉ trường Đại học Khoa học Huế.
co so ngon ngu hoc EmptyThu Jun 17, 2010 8:35 am by Admin

» Đề cương "những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mac lê nin 2
co so ngon ngu hoc EmptyTue Jun 15, 2010 9:29 am by Admin

» Tài liệu môn Môi trường và phát triển
co so ngon ngu hoc EmptySat Feb 27, 2010 9:24 pm by Admin

» Như nhau cả
co so ngon ngu hoc EmptyWed Feb 03, 2010 11:58 am by Admin

» 20 năm nữa con gái sẽ "đắt hàng"
co so ngon ngu hoc EmptyWed Feb 03, 2010 11:56 am by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Tin Giáo Dục
Affiliates

 

 co so ngon ngu hoc

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 29
Join date : 02/11/2009

co so ngon ngu hoc Empty
Bài gửiTiêu đề: co so ngon ngu hoc   co so ngon ngu hoc EmptyMon Jun 28, 2010 10:36 am

Câu 1: Hãy phân biệt ngôn ngữ và lời nói.
- Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các loại dơn vị và các quy tắc ngữ pháp, tồn tại tiềm tàng trog bộ óc con người
+ Ví dụ mình hoạ
+Cái chung la gì? :
- Đặc điểm của ngôn ngữ
+ Tồn tại khách quan
+ Là một đối tượng trừu tượng
- Lời nói là những phát ngôn cụ thể do từng cá nhân cụ thể nói ra hoăc vết ra mang một nội dung, tư tưởng, tình cảm cụ thể. Đồng thời biểu hiện các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân
- Quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
+ QH biện chứng: (Qh nương tựa,làm tiền đề tồn tại cho nhau)
+ QH thống nhất: Giống nhau mà không đồng nhất, khác nhau mà ko tách rời. NN và LN không thể tách rời
+ QH hữu cơ: Trong ngôn ngữ có lời nói, lời nói tạo thành ngôn ngữ
+ Các điểm khác nhau:
NN là đối tượng trừu tượng còn lời nói là đối tượng cụ thể, có tính vật chất.
NN là sản phẩm của tập thể, mang tính xã hội còn lời nói là sản phẩm của cá nhân
NN là đối tượng mang tính bền vững, lời nói là đối tượng mang tính lâm thời
NN là 1 thệ thống chặt chẽ các loại đơn vị, các cấp độ và các mối quan hệ phức tạp, chằng chịt, đan xen lẫn nhau. Trái lại lời nói là sự kết hợp nhất thời trong hoàn cảnh cụ thể.
Về Đầu Trang Go down
http://ngonnguk33.huhohi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 29
Join date : 02/11/2009

co so ngon ngu hoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: co so ngon ngu hoc   co so ngon ngu hoc EmptyMon Jun 28, 2010 11:03 am

Câu 2: Phân tích và chứng mình rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.

1 Ngôn Ngữ là gì? Nêu ví dụ

2 Hiện tượng xã hội là gì

3 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

- Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tụ nhiên

- Ngôn ngữ tồn tại trong xã hội, phản ánh xã hội

4 Phân tích sự khác nhau

- Các HTXH luôn thuộc Kiến trúc thượng tầng còn ngôn ngữ không thuộc KTTT

- Các HTXH ở KTTT luôn mang tính giai cấp, còn ngôn ngữ không mang tính gai cấp

- ( lưu ý) mặc dù ngôn ngữ không mất đi khi cơ sở hạ tầng thay đổi nhưng nội bộ của ngôn ngữ luôn có một quá trinh vận động và phát triển nhằm mục đích phản ánh kịp thời những biến động xã hội

+ mặc dù ngôn ngữ không mang tính giai cấp nhưng người sử dụng nn luôn lợi dụng nó phục vụ cho mục đính giai cấp, ý thức giai cấp của mình.

> NN là công cụ đấu tranh giai cấp để phát triển xã hội

Các HTXH phản ánh sản xuất gián tiếp qua cơ sở sản xuât, trong khi ngôn ngữ phản ánh tức thì sự phát triển của xã hội
Câu 3 Phân tích và chứng minh rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc bệt.

1. Khái niện tín hiệu

- Tín hiệu là những hình thức vật chất như âm thanh, ánh sang, kích thức... chứa đựng nhưng thông tin và được dùng để truyền đạt thông tin

2. Phân loại tín hiệu

- Tín hiệu tự nhiên

- Tín hiệu nhân tạo (Ngôn ngữ và phi ngôn ngư)

3. Đặc điểm của tín hiệu

- Tính vật chất

- Tính hai mặt (hình thức và nội dung)

- Tính hệ thống

- Tính khách quan

- Tính quy ước

4. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu

- Tính quy ước được biến đổi thành tính võ đoán

5. Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và hệ thống các tín hiệu

- Ngôn ngữ mang tính võ đoán( nghĩa là mối quan hệ giữa CBD và cái ĐBD là không có lý do)

- Ngôn ngữ mang tính hình tuyến

- Ngôn ngữ mang tính đa trị

- Ngôn ngữ mang tính năng sản



Về Đầu Trang Go down
http://ngonnguk33.huhohi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 29
Join date : 02/11/2009

co so ngon ngu hoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: co so ngon ngu hoc   co so ngon ngu hoc EmptyMon Jun 28, 2010 11:05 am

Câu 4.Phân tích các đơn vị đồng loại và khác loại trong hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ

1. KN hệ thống

- Là một thể thống nhất các yếu tố đồng loại có mối quan hẹ và liên hệ lẫn nhau

- > Mối quan hệ và liên hệ giúp hệ thống hoàn thiện chức năng của nó

2. KN cấu trúc

- Là tập hợp các yếu tố khác loại có mối quan hệ rằng buộc níu giữ lẫn nhau

- > Mối quan hệ giằng buộc đảm bảo đối tượng bền vững

3. Ngôn ngữ cũng là một hệ thống cấu trúc

Ngôn ngữ cũng tồn tại trong nó những đơn vị đồng loại và khác loại và các mối quan hệ rằng buộc, níu giữ. Tuy nhiên hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ luôn mang tính trừu tượng, không cụ thể chỉ có thể nhận thức qua tư duy

- Các yêu tố khác loại: Âm vị - Hình vị - Từ - Câu ( khác nhau ở chức năng và cấp độ)

Âm vị - cấp độ ngữ âm. Chức năng tạo hình vị và phân biệt nghĩa

Hình vị - cấp độ hình thái. Chức năng biểu thị ý nghĩa và cấu tạo từ

Từ - Cấp độ từ vựng. Chức năng gọi tên và ngữ nghĩa

Câu – cấp độ cú pháp. Chức năng cấu tạo ngữ pháp và thông báo

- Các yếu tố đồng loại

+ Trong âm vị : hệ thống các âm : nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, bán nguyên âm

+Trong hình thái: Các hình vị: hình vị tự do – hình vị hạn chế ; Hình vị hư – hình vị thực...

+ Cấp độ từ : Các lớp từ : Từ đơn – từ ghép; Từ vay – Từ thuần việt...

Câu 5 Phân tích các quan hệ trong hệ thống câu trúce của ngôn ngữ

1. Quan hệ liên tưởng:là mối quan hệ giữa các yếu tố tương đồng tồn tai trong ký ức, có thể thay thế được cho nhau trong cùng một vị trí trên chuỗi lời nói.

Mối quan hệ này được xác định trên cơ sở quan hệ đồng nghĩa giữa các đơn vị ngôn ngữ.

Khi giao tiếng, người nói sẽ liên tưởng tới các nhóm từ, lựa chọn các từ cho phù hợp với mục đính của mình. Vì vậy lời nói sẽ rất sinh động, linh hoạt và tinh tế

Qh liên tưởng liên quan đến vốn từ

2. Quan hệ ngữ đoạn: là mối quan hệ giữa các yêu tố cùng loại xuất hiện trên chuỗi lời nói.



Theo một chuỗi gọi là tính tuyến của cái được biểu hiện. Tức là, trong một lời nói, các yếu tố đồng loại xuất hiện lần lượt theo tình tự không gian.

Qh ngữ đoạn là cho lời nói được rõ ràng, dễ hiểu, dúng logic. Năng lực ngôn ngữ, khả năng diễn đạt và tư duy logic sẽ giúp cho việc trình bày ngon ngữ tốt và ngược lại, năng lực ngôn ngữ lấp thị lời nói sẽ trở nên vô nghĩa, mơ hồ khó hiểu

3. Quan hệ tôn ti/ cấp bậc: là mối quan hệ giữa các đơn vị ở các cấp độ thuộc các bậc chức năng khác nhau.

Tức là đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm cấp độ thấp hơn và ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp bao giờ cũng năm trong đơn vị thuộc cấp độ cao hơn và là thành tố cấu tạo đơn vị ở cấp độ cao hơn.



Câu lại bao gồm ít nhất một từ, mỗi từ lại bao gồm ít nhất một hình vị, mỗi hình vị lại bao gồm ít nhất một âm vị. và ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, cấu thành nên hình vị; hình vị nằm trong từ, cấu tạo nên từ; từ năm trong câu, cấu tạo nên câu.



Quan hệ tôn ti giúp cho ngôn ngữ trở thành một thực thể có tầng lớp, thứ bậc gồm nhiều yếu tố đồng loại và khác loại, tạo cơ sở bên trong cho sự hình thành ngôn ngữ

Về Đầu Trang Go down
http://ngonnguk33.huhohi.com
Sponsored content





co so ngon ngu hoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: co so ngon ngu hoc   co so ngon ngu hoc Empty

Về Đầu Trang Go down
 
co so ngon ngu hoc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngôn ngữ k30
» girl ngôn ngữ k33 ne`. xinh tuyệt!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ngôn Ngữ K33 - Đại Học Khoa Học - ĐH Huế :: .::.Góc HỌc Tập .::. :: Các Môn Chuyên Ngành :: Môn Năm Nhất-
Chuyển đến